Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc hoa lan hoàng thảo vôi

 

Nếu là một dân chơi hoa lan thực thụ chắc chắn rằng bạn sẽ muốn sở hữu ngay trong vườn nhà mình một chậu lan hoàng thảo vôi này. So về giá cả thì nó không thua bất cứ loài hoa lan nào cùng với đó là có vẻ đẹp rất riêng, màu sắc mang biểu tượng của những hy vọng, tươi sáng nên nó được khá nhiều người yêu mến ngoài các dân chơi hoa lan.

Bên cạnh đó loài lan này còn thu hút được các dân chơi nhờ đặc tính là dễ trồng, lại giống và chế độ chăm sóc không quá khắt khe nên nhiều người có thể chơi được mặc dù không chuyên về lan.

Nội dung chính

Đặc điểm của lan hoàng thảo vôi

Loài lan này thuộc chi Lan Hoàng Thảo và có tên khoa học là Dendrobium, thường xuất phát từ những vùng thuộc khu vực đông nam á.

Thân có đường kính 0.5~1 cm, thân và lá khá mềm nên có xu hướng rủ xuống, được xếp vào loại thân lùn, lá thưa. Vào mỗi mùa xuân thì lá sẽ mọc từ gốc, chúng thường mọc một cách so le với nhau, lá có vài vết sọc trắng mờ, có màu xanh đặc trưng như cốm.

hoang-thao-voi (2)

Thân hoàng thảo vôi thường sẽ có đường thẳng hoặc zich zắc và tại những mắt cây chúng sẽ lõm vào với mục đích là sẽ ra hoa ở các vị trí này vào năm sau. Lá thường rộng khoảng 2~3 cm và có chiều dài cũng tương đối so với các loài lan khác 8~10 cm.

Càng về thời điểm cuối năm thì lá của hoàng thảo vôi bắt đầu rụng dần, chúng sẽ rụng từ chân lên nhưng rễ vẫn sẽ làm nhiệm vụ hút nước để nuôi thân cây nhằm giúp ra hoa vào năm tới.

Thông thường mùa ra hoa của hoàng thảo vôi chính là tháng 3~4 hằng năm dương lịch, hoa của loài này thường có rất nhiều lông ở cánh và lưỡi. Có một sự khác biệt nhỏ ở đây bạn có thể dễ dàng nhận ra nếu đã chơi hoa này là mùi hương sẽ thay đổi theo từng thời điểm, hoa sẽ thơm vào buổi sáng và dịu dần khi vào cuối ngày, không còn mùi hương khi vào ban đêm.

Mỗi bông hoa thường có 5 cánh và màu sắc sẽ thay đổi từ màu tím sang màu hồng nhạt nhiều cực dịu mắt và rất đầm, càng vào trong tâm thì màu trắng như vôi tạo nên tên gọi cho loài lan này, hoa hoàng thảo vôi nếu biết cách chăm sóc và gặp thời tiết thuận lợi có thể duy trì từ 15~18 ngày.

Nguồn gốc lan hoàng thảo vôi

Cũng giống như những loài lan khác cũng họ hàng thì hoàng thảo vôi thích hợp với thời tiết có độ ẩm cao, thoáng nhưng không quá nắng gió nhưng không đến nổi quá gắt gây như lan hồ điệp hay lan cattleya.

Với những điều kiện này thì hoàng thảo vôi thường xuất hiện ở nước ta tại các tỉnh điện biên, lâm đồng… vì những nơi này có thời tiết nóng nhẹ, ẩm và có nhiệt độ không quá cao nên thích hợp cho cây phát triển.

Hoàng thảo vôi cũng thường xuất hiện tại những nước ở đông nam á và châu á như: philipin, việt nam,  Borneo, nước Úc, Tân Gui-nê, Quần đảo Solomon và New Zealand.

Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo vôi

hoang-thao-voi

Có thể nói so với các loài lan khác thì hoàng thảo vôi khá dễ trồng, bạn chỉ cần ghép cây lên thân gỗ hoặc trồng trong chậu có sơ dừa, vỏ thông treo dưới trời bên trên che lại bằng lớp lưới đen là đủ.

Việc cắt ghép hoàng thảo vôi nên được thực hiện vào mùa đông theo thời tiết ngoài bắc là tốt nhất vì thời điểm này cây đã rụng hết lá và các nụ cũng chớm nở nên khá dễ để ghép, thường thì thời điểm này rơi từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau cây sẽ bắt đầu ra nụ và rễ cũng mọc ra.

Sau khi ghép xong treo nắng dưới lớp lưới để cây khỏe mạnh và chăm sóc thường xuyên nếu không có vấn đề gì thì cây sẽ bắt đầu ra hoa ngay ở cái tết đầu tiên tiếp theo.

Vào thời điểm tháng 3 hằng năm thì cây sẽ bắt đầu nứt các chồi non và có một lưu ý chính là lúc này bạn không cần phải tưới nước hay bón bất cứ loại phân nào cả vì chồi non sẽ lấy chất dinh dưỡng từ thân cây để nuôi.

Bạn chỉ cần tưới nước 2~3 ngày/ lần là được vì thời điểm này nếu tưới quá nhiều cùng với đó là bón phân không đúng cách rất có thể làm hỏng chồi non một cách nhanh chóng vì chúng khá yếu. Đến lúc quan sát thấy chồi non đã phát mạnh ra khỏi thân thì lúc này tưới nước và bón phân thoải mái mà không cần lo về tình trạng của chồi non nữa.

Sau kỳ hoa chính là chu kỳ phát triển của chồi non vì thế khi bạn quan sát thấy chồi non dài lên khoảng 7~10 cm lúc này bắt đầu thực hiện chế độ bón phân hằng tuần và tưới nước một cách đều đặng để chồi non và rễ con phát triển mạnh mẽ. Có thể bón phân hòa tan phun lên thân cây hoặc sử dụng phân hữu cơ như trâu, bò, dê, lợn… treo lên trên chậu để mỗi khi tưới nước sẽ thấm xuống một cách đều đặng.

Với những quan sát thực tế thì nếu bạn chăm sóc đều đặng cây sẽ phát triển khá mạnh và cho hoa đúng như dự kiến hoặc có thể nhanh hơn nếu khí hậu và môi trường tốt như các vùng quê.

Chú ý ở đây là các loại phân hóa học thường sử dụng chính là phân NPK 30-20-10 hoặc 20-20-20 và sau đó là B1, các loại phân này giàu đạm sẽ giúp cây có sức chịu đựng và phát triển cực nhanh.

So với các loại lan như phi điệp thì hoàng thảo vôi có chu kỳ sớm hơn rơi vào khoảng tháng 10 dương lịch, ở thời điểm này thì ta sẽ thấy chúng có hiện tượng thắt ngọn, lá sẽ phát triển co lại chứ không có xu hướng to thêm nữa. Đúng vào thời điểm này thì chúng ta nên giãn thời gian tưới nước ra khoảng 3~4 ngày/ lần và tiếp theo đó sẽ thấy hiện tượng lá bắt dầu rụng dần.

Đến thời điểm là đầu tháng 12 dương lịch thì lá của cây gần như rụng hoàn toàn và lúc này ta sẽ ngưng hẳn việc tưới nước để cây bắt đầu tiến hành kích hoa.

Đến khoảng đầu tháng 2 dương lịch thì ta nên tưới nước cho cây thêm 1 lần nữa và chú ý là chỉ tưới nước ở dưới gốc thôi nhé. Sau khi tưới nước xong thì hoa sẽ bắt đầu nở vì thế không nên tưới nước nữa để hoa giữ nguyên trạng thại này một thời gian cho lâu tàn sau đó quay lại một chu kỳ tiếp theo.

Tóm lại

Trên đây là tất cả những thông tin về loài lan cũng rất đẹp và khá dễ trồng mà bất cứ dân chơi lan nào cũng không thể bỏ qua. Với những kiến thức chia sẽ ở trên sẽ giúp những bạn không chuyên về hoa lan cũng trồng và chăm sóc được một chậu hoàng thảo vôi như ý nhé.

Nguồn: https://choihoalan.com/hoang-thao-voi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

liên hệ với chúng tôi tại

Cách pha xì dầu chấm vịt

8 cách làm xì dầu chấm vịt