Tìm hiểu về địa lan: Cách trồng, chăm sóc, chữa bệnh…

 Không quá khắt khe như các loại lan khác nhưng nếu muốn trồng được địa lan bạn cũng cần nắm được những kỹ thuật cơ bản cùng với đó là một ít kinh nghiệm giúp cây sẽ mau ra hoa, sống lâu hơn.

Khá nhiều dân chơi lan cứ nghĩ địa lan thì cũng sẽ như các loại hoa khác nên có nhiều người phần vì không biết kỹ thuật, phần vì chủ quan đã không ít lần thất bại trong việc chinh phục, thuần hóa loài lan này. Bài viết hôm nay blog Chơi Hoa Lan sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắt về loại lan này và giúp trồng chúng một cách như ý.

Nội dung chính

Đặc điểm của địa lan

Có thể nói đây là một trong những loại lan có sức khỏe và chịu đựng giỏi nhất, chúng phát triển rất nhanh các giả hành phát triển thành từng cụm riêng, chúng được tách ra từ cây mẹ và có một bộ rễ hoàn toàn riêng biệt.

Thân và rễ của địa lan

Rễ loài này hiếm khi phân nhánh vì thế chúng sẽ không đan xen vào với nhau, thân cây cũng khá là ngắn, thường có độ dài từ 2~3cm và có chiều rộng khá khiêm tốn rơi vào khoảng 1.5 cm.

Thêm một điểm nữa tạo nên sự khác biệt của loài lan này so với những loài lan khác như cattleyavảy rồnglan hồ điệp chính là lá bắt đầu mọc lên và tách ra từ bề mặt của chậu.

Địa lan không chịu nắng tốt vì thế cần tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho cây vì giả hành khá nhỏ hơn các loại lan khác. Mặc dù vậy thì vai trò của giả hành ở địa lan vẫn giúp giữ nước và chất dinh dưỡng cho cây phát triển một cách bình thường.

Lá địa lan

Độ dày mỏng của lá địa lan là khác nhau đối với từng giống địa lan khác nhau vì thế những người trồng địa lan thường quan tâm khá nhiều đến lá của chúng.

Đối với loài lan Cym Georengi có lá dài đến 15 cm và chiều rộng khoảng 1 cm, nhưng cũng có giống khác lá lại rất dài và to lên đến 45×4 cm, hầu hết các giống địa lan đều có lá phẳng và chỉ có một số rất ít loại địa lan có hình bầu dục.

Hoa địa lan

Hoa của chúng cũng có mùi hương rất lạ, màu sắc khá rực rỡ và kích thước, số lượng cũng sẽ tùy từng loài khác nhau mà chúng thay đổi nhưng vẫn có nét tương đồng nếu bạn quan sát kỹ.

Ý nghĩa của địa lan

dia lan

Loài này được khá nhiều người săn tìm vì nó có thời gian giữ hoa khá lâu nên chưng ngày tết hoặc làm cảnh được nhiều người chuộng cùng với đó là mùi hương và màu sắc cực kỳ quyến rũ cũng là điểm cộng cho loài hoa này.

Điều gì lại tạo nên sự khác biệt và thu hút của loài lan này đến như vậy là câu hỏi của khá nhiều người? cuốn hoa được mọc ra từ thân giả nên nó cũng là một điểm cuốn hút, mỗi uốn như thế sẽ tạo nên đến 10 bông hoa và nếu nhìn ngoài vào sẽ thấy như cánh rừng thiên và rất vĩ đại tạo nên niềm tin, sức mạnh cho ngôi nhà.

Nó còn biểu thị cho sự thanh lịch, cao sang, quyền quý ở các nước phương tây, nó còn được đặt theo tên của một vị bác sĩ người pháp nên khi tặng nhau những đóa hoa này sẽ có ý nghĩa sự an lành, khỏe mạnh, đầy bình an.

Cách trồng địa lan

Như đã nói ở trên thì cách trồng địa lan là không quá khó nhưng nếu bạn không nắm vững các kỹ thuật trồng loài hoa này thì cũng sẽ khó lòng có được một chậu hoa như ý.

Chuẩn bị trồng địa lan

Dụng cụ trồng địa lan

Đây là yếu tố khá quan trọng vì nếu bạn chọn một cái chậu không phù hợp không những cây sẽ không thể phát triển mà tính thẩm mỹ của chậu lan sẽ mất đi hoàn toàn vì thế bạn cần suy nghĩ và lựa chọn chậu một cách thật kỹ càng.

Ở đây thì bạn nên chọn chậu gốm, sứ và có kích thước vừa phải so với vóc dáng của cây để giúp cây phát triển một cách tự nhiên nhất, tránh làm cây bị lụi đi do chậu.

Khi mua chậu về xong cần xử lý một cách sạch sẽ trước khi vô đất để cho hoa vào và đối với những loại địa lan thân thấp thì nên chọn chậu có đường kính lớn một tí và chiều cao cũng nên vừa phải.

Giá thể trồng địa lan

Đây là một phần quan trọng không kém việc chọn chậu cho cây vì khi có giá thể phù hợp cây sẽ có đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm để phát triển một cách mạnh mẽ và ngược lại nếu bạn làm không phù hợp sẽ khiến cây bị kiềm hãm.

Giá thể bạn nên chọn ở đây có thể là vỏ cây thông, than củi… và bạn cũng nên có thêm lớp dương sĩ hoặc rêu để cây có được độ ẩm tốt nhất.

Điều kiện ánh sáng

Cũng giống như các loài lan khác thì địa lan cũng cần ánh sáng để quang hợp nhưng không vì thế mà bạn có thể lạm dụng ánh sáng vì nếu để chúng chiếu trực tiếp vào lá sẽ làm cho lá bị cháy, héo dẫn đến hư hại một cách nặng nề.

Tốt nhất nên đặt lan dưới ánh nắng được che lại bằng một lớp lưới và nơi thoáng gió để cây có thể phát triển một cách mạnh mẽ nhất.

Kỹ thuật trồng hoa địa lan

dia lan (3)

Xử lý trước khi trồng địa lan

Khi địa lan đang ở chậu cũ thì lúc này bạn tiến hành tách bằng dao hoặc bằng tay và mỗi nhánh nên chứa khoảng 2 thân. Khi mới tách chúng ra thì bắng đầu sử dụng một que sắt hơ trên lửa sau đó bắt đầu thui để vị trí vừa tách khô lại sau đó lấy một lượng sơn vừa phải quét lên tạo thành bức tường bảo vệ các vị trí bị thương để khỏi bị nấm và sâu bệnh hại xâm nhập.

Đối với những cây địa lan mới mua về thì bạn thực hiện các bước y như trên nhưng nên nhớ rằng xử lý cây bằng nước thật sạch để tránh các mầm bệnh sau này.

Tiến hành trồng địa lan

  • Nên tiến hành xếp theo thứ tự là các cây non sẽ được xếp ở mép ngoài của chậu và cây già hơn sẽ được xếp vào tâm chậu để khi cây già phát triển sẽ tỏa ra đều hơn và cây non cũng sẽ dễ dàng đâm lên.
  • Đặt cây lan vào sau đó bắt đầu cho đất vào khoảng 1/3 chậu tiếp theo tiến hành cố định thân cây sau đó phủ lên lớp rêu và dương sĩ.
  • Lúc này nên kích thích cây và tạo thêm chút sức sống bằng cách bổ sung một lượng nước vừa phải.

Cách chăm sóc địa lan

Nước

Không chỉ loài lan mà đối với bất cứ loài cây nào thì việc tưới nước một cách đều đặn là việc vô cùng quan  trọng để giúp cây dì trì sự sống và giúp nảy chồi non nhanh hơn.

Độ ẩm trong mùa nắng đối với loài lan này là 40~60% và nên tưới nước một cách thường xuyên 2 lần/ ngày cùng với đó là che mát cho cây.

Đối với mùa mưa thì nên cân nhắc những ngày mưa không nên tưới nước vì rất có thể tưới nhiều khiến cây bị ngập úng dẫn đến thúi rễ, gốc và gây các bệnh khác như nấm, vi khuẩn…

Cắt tỉa

dia lan (2)

Bạn không nên nghĩ rằng loài nào cũng đẹp nhờ dáng vẻ tự nhiên mà có một số trong chúng cần có bàn tay của những người yêu hoa, nghệ sĩ để nhào nặng chúng trở nên có hồn hơn, đẹp hơn vì thế cắt tỉa là điều không thể thiếu và thông thường bạn nên làm việc này vào màu mưa vì lúc này cây có thể nhanh nảy chồi trở lại.

Phân bón

Nét riêng của giống hoa lan nói chung và địa lan nói riêng chính là chúng không cần quá nhiều về mặt phân bón nhưng bạn không nên vì thế mà bỏ qua vấn đề này vì rất có thể cây sẽ thiếu dinh dưỡng và trổ không hết sức hoặc chóng tàn khiến bạn tiếc nuối cũng không kịp.

Đối với khu vực miền bắc thì lượng phân bón là ít hơn và thông thường thì nó chỉ cần mỗi tháng 1 lần là đủ.

Trừ sâu bệnh

Mặc dù là ít bệnh hơn nhưng vì thế mà bạn có thể bỏ qua vấn đề này và nên định kỳ phun các loại thuốc trừ nấm 1 tháng/ lần cùng với đó là việc thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp các lá hư, cây thối chính là các nguồn lây bệnh.

Tóm lại

Trên đây là tất cả những vấn đề liên quan đến việc trồng, chăm sóc và ý nghĩa của địa lan như thế nào đối với phong thủy. Với những kiến thức này hy vọng sẽ giúp các những người yêu lan hiểu rõ hơn về loại này và có cách chăm phù hợp nhất.

Nguồn: https://choihoalan.com/dia-lan/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

liên hệ với chúng tôi tại

Cách pha xì dầu chấm vịt

8 cách làm xì dầu chấm vịt